1. Rễ: Có 4 loại rễ chính.
1.1
Rễ cọc: Rễ cọc chỉ có khi trồng bằng hạt. Sau khi gieo, phôi hạt phát
triển, rễ đâm sâu vào đất, có thể sâu 2-2,5 m, nhiệm vụ chính là giữ cây và hút
nước chống hạn cho cây.
1.2
Rễ cái:Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom). Mỗi hom có
từ 3-6 rễ, nhiệm vụ chính là hút nước chống hạn cho cây trong mùa khô, sau
trồng 1 năm, rễ cái có thể ăn sâu tới 2 m.
1.3
Rễ phụ: Rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm mang nhiều lông hút, tập
trung nhiều ở độ sâu 15-40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡng chất để nuôi
cây. Đây là loại rễ quan trọng nhất của cây tiêu trong quá trình sinh trưởng và
phát triển.
1.4
Rễ bám (rễ
khí sinh, rễ thằn lằn):Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám
vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây…) nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc vào
nọc, hấp thụ (thẩm thấu) chỉ là thứ yếu.
Trong
hệ rễ, phần ở dưới đất quan trọng hơn phần ở trên không khí. Hệ thống rễ ở tầng
đất từ 0-30 cm rất quan trọng, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ
tiêu phát triển.
2. Thân:
Tiêu thuộc loại thân
bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5-7 cm/ngày.
Cấu tạo thân tiêu gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá
lớn, nên có khả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới đất lên thân rất
mạnh. Do vậy, khi thiếu nước hoặc bị vấn đề gì khác thì cây tiêu héo rất nhanh.
Thân
tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc cây sung,
lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc
dài tới 10 m.
3- Cành: Có 3 loại cành:
3.1
Cành vượt (cành
tược): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, mọc thẳng hợp
với thân chính một góc nhỏ hơn 450. Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm
hom để giâm cành thì cây tiêu ra hoa chậm hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ kéo
dài hơn (25-30 năm).
3.2
Cành ác (cành
mang trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của nách lá ở gần ngọn
của thân chính trên những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành lớn hơn 450.
Cành
này ngắn hơn cành tược, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc cành cấp 2, nếu lấy
cành này nhân giống thì mau cho trái (nhưng tuổi thọ thấp).
3.3
Dây lươn: Mọc ở gần mặt đất từ những mầm nách lá, mọc dài ra bò trên mặt
đất, thân nhỏ, lóng dài làm tiêu hao dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác.
Trong sản xuất người ta thường cắt bỏ hoặc dùng làm hom giâm cành.
4.
Lá: Lá
cây tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2-3cm, phiến lá
dài 10-25cm, rộng 5-10cm tùy giống.
Lá
là một bộ phận dùng để nhận biết giống, trên phiến lá có 5 gân hình lông chim.
5.
Hoa: Hoa mọc thành từng gié (chùm) treo lủng lẳng trên cành. Một
gié dài khoảng 7-12cm, trung bình có từ 30-60 hoa trên gié sắp xếp theo hình
xoắn ốc, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể
lưỡng tính hoặc đơn tính và co thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa.
Hoa
tiêu không có bao, không có đài, có 3 cánh hoa, 2-4 nhị đực, bao phấn có 2
ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2-3 ngày. Bộ nhụy cái
gồm: Bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt).
Từ
khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29-30 ngày. Sự thụ phấn của hoa
không phụ thuộc vào gió, mưa hoăc côn trùng mà phấn của hoa trên thụ cho hoa
dưới của một gié.
Sự
thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Đây là điều
cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam Bộ.
(Chú
ý: Ngoài việc tưới gốc còn phun lên lá để tăng độ ẩm không khí).
6.
Trái: Trái
tiêu chỉ mang 1 hạt có dạng hình cầu, đường kính 4-8mm (thay đổi tùy giống,
điều kiện chăm sóc, sinh thái).
Từ
khi hoa nở đến trái chín kéo dài 7-10 tháng, chia ra các giai đoạn:
-
Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1-1,5 tháng.
-
Thụ phấn đến phát triển tối đa: 3-4,5 tháng, đây là giai đoạn cần nhiều nước
nhất.
-
Trái phát triển tối đa đến chín: 2-3 tháng.
Ở
miền Nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1-2 trong năm, có thể kéo dài đến
tháng 4-5.
#donapeco
#muahattieungon
#buiduckhoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét