Hạt tiêu là gia vị khó thiếu trong bữa ăn hằng ngày nhưng liệu bạn đã thực
sự hiểu rõ cách dùng của hạt tiêu chưa?
Có 2 loại hạt tiêu
Đó là hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng. Mùi vị của
hai loại hạt tiêu này có một chút khác biệt, hạt tiêu trắng hương vị hơi nhạt,
nhưng có vị cay đậm, có thể kết
hợp với nấu
thịt và xào rau.
Hạt tiêu đen
lại có hương vị đậm đà, có tác dụng điều vị, làm cho chúng ta ăn càng thêm ngon
miệng, chủ yếu dùng hạt tiêu đen để nấu hoặc kho các món thịt, đặc biệt là thịt
bò.
Lưu ý khi dùng
Khi dùng hạt
tiêu cần lưu ý 2 điều:
- Thứ nhất,
bất luận hạt tiêu đen
hay trắng đều không được rán, xào trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao, khi món ăn sắp
cho ra đĩa thì mới cho hạt tiêu vào.
- Thứ hai,
hạt tiêu đen chứa nhiều dầu bay hơn hơn hạt tiêu trắng, khi nấu cùng với thịt
không nên nấu quá lâu để tránh bay mất vị thơm. Khi cất giữ, hạt tiêu tươi có thể để ở
ngăn lạnh, hạt tiêu bột nên để trong hộp đóng kín, tránh ánh nắng mặt trời
chiếu vào và tránh nơi ẩm ướt, thời gian cũng không nên để quá lâu.
Tác dụng dược liệu
Tẩy trừ hàn
khí: dùng cho các bệnh như đau dạ dày, nôn do lạnh dạ dày và cả đau bụng đi
ngoài do lạnh bụng. Người bị dạ dày lạnh khi ăn những món ăn lạnh tốt nhất nên
rắc thêm một ít hạt tiêu trắng để trừ lạnh, chống hàn.
Tăng cảm
giác ngon miệng: Thứ hai là tỉnh tì, khai vị, dùng bột hạt tiêu để điều vị cho
món ăn sẽ làm tăng thêm cảm giác thèm ăn, có tác dụng trị liệu chứng chán ăn,
ăn không ngon và tiêu hóa không tốt.
Tuy nhiên hạt tiêu có tính nhiệt rất
lớn, thậm chí còn nhiệt hơn cả ớt cay, người bị nhiệt
hoặc phát viêm cần hạn chế sử dụng hoặc tạm thời không nên dùng.
Theo y học cổ truyền, tiêu có vị cay, tính nóng, có
tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ấm bụng, giảm đau, chống nôn. Hạt tiêu đen
được dùng chữa cảm hàn do nó làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm
bụng, tăng sức nóng ở trong. Còn tiêu sọ (tiêu trắng) chuyên trị tiêu chảy, thổ
tả, có tác dụng sát vi khuẩn.
Ở Trung Quốc, hạt tiêu được chế thành cao dán để chữa
hen. Người Ấn Độ dùng tiêu để chữa dịch tả, tăng cường sức khỏe cho cơ thể yếu
mệt sau khi sốt và phòng tái phát bệnh sốt rét. Người Indonesia dùng tiêu làm
thành phần của một số loại thuốc bổ, thuốc giảm đau cho phụ nữ sau đẻ. Còn ở
Nepan, tiêu được phối hợp với nhiều vị khác để làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm
cúm, khó tiêu, viêm khớp.
Để chữa tê thấp, có thể ngâm hồ tiêu, đại hồi, phèn
chua với rượu, dùng xoa bóp ngoài. Còn nếu bị đau răng, sâu răng, việc xát bột
tiêu vào chân răng có thể giúp làm giảm cơn đau và diệt khuẩn.
Chữa tiêu chảy, thổ tả bằng hạt tiêu sọ
- Tiêu sọ 20 g giã nát, củ riềng già 50 g tán bột, vỏ
quýt khô 30 g cắt nhỏ, tất cả ngâm với nửa lít rượu trắng trong 15-20 ngày. Mỗi
ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 ml.
- Tiêu sọ 50 g, bán hạ chế 50 g, 2 thứ tán nhỏ trộn
với nước gừng, làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, ngày uống 15-20 viên, chiêu với
nước gừng.
- Tiêu sọ, đại hồi, nhục quế, bạch đậu khấu, cao
khương, mỗi thứ 40 g, chích cam thảo 20 g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây kỹ,
ngâm với 1 lít rượu 70 độ ít nhất trong 3 ngày đêm (ngâm càng lâu càng tốt).
Cách 2 giờ lại uống 1 lần cho đến khi giảm bệnh.
Liều dùng:
- Người lớn mỗi ngày uống 1-3 thìa cà phê.
- Trẻ em dưới 10 tuổi mỗi lần uống 1/2-1 thìa.
- 10-15 tuổi uống 1-2 thìa.
Có thể uống thêm nước gạo rang pha với đường. Bài
thuốc này đã đẩy lùi bệnh dịch tả ở Nam Bộ vào năm 1945, 1954.
Hy vọng những chia sẻ trên của mình sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống về hạt tiêu !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét